Sau những câu chuyện liên quan đến bạo lực học đường và việc bắt cóc trẻ em vừa qua. Nhiều phụ huynh đã tăng cường các biện pháp quản lý con chặt chẽ hơn nhằm tạo vùng an toàn cho trẻ
Mặt trái của việc tăng cường, giám sát con cái có thể làm trẻ nghĩ rằng bố mẹ không tin tưởng mình, khiến trẻ mất tự do. Trẻ có thể tạo các mối quan hệ “ngầm” mà bố mẹ không hề hay biết.
Đứng trước sự lựa chọn, “thả” con để chúng tạo lập được kỹ năng sống. Nhưng lại lo con rơi vào cạm bẫy hay nguy hiểm. Hoặc “khóa” con để con luôn được an toàn, nhưng lại yếu về kỹ năng sống. Nhiều bố mẹ đã chọn cách tăng cường giám sát con, tạo vùng an toàn cho con.
Cha mẹ “trực thăng”
Chia sẻ về cô chú tôi
Tôi có cậu em con cô sống ở TP. HCM. Dẫu biết cuộc sống nơi đô thị phức tạp và nhiều dủi do. Tôi luôn thấy cô chú mình chăm lo cho em quá mức. Từ việc ăn uống, áo quần hay khi em đi học hay gặp gỡ bạn bè
Năm nay em ấy đã học lớp 12. Nhưng cô chú vẫn đưa đón em đến trường và các lớp học thêm hàng ngày.
Tôi góp ý nhiều lần thì cô luôn nói: “Chứ còn sao, Bin nó còn nhỏ vậy, sao mà nó tự đi được. Rồi bạn bè rủ rê nó hư hỏng thì sao”
Chỉ vì lo con bị bạn rủ rê trốn học hư hỏng. Cô chú lúc nào cũng kè kè bên em. Tôi có cảm giác đến lớp 12 rồi mà em vẫn như một đứa trẻ 3 tuổi. Bố mẹ chạy ngay đến bất cứ khi nào có chút xướt xát xảy ra với em.
Đến cả việc đi dự sinh nhật bạn của một thằng con trai 17 tuổi mà cũng là bố đưa đi đón về. Vì cô chú sợ em đi lạc. Chưa lần nào cô chú cho em tự đi học một mình.
Quả là có vấn đề trong cách yêu thương con như thế.
Chia sẻ của anh T – Q. Thủ Đức, Tp. HCM
Vợ chồng anh T, có con trại đang học lớp 11 tại Q. Thủ Đức, TP. HCM. Hàng ngày, anh chị luôn đưa đón con đến trường và các lớp học thêm.
Anh T lo lắng: “Nhiều khi bọn trẻ có những mâu thuẫn mà mình không kiểm soát hết được. Chúng lên mạng rủ rê nhau ra ngoài giải quyết, mà mình không biết để ngăn chặn, như thế trẻ sẽ tự do và trở nên hư hỏng”
Cũng vị lo con bị bạn bè rủ rê ảnh hưởng việc học tập. Anh chị thay nhau đưa con đến lớp, khi con đi dự sinh nhật hay tham gia các hoạt động tập thể.
Lý do không để con tự đi học bằng xe đạp hay xe buýt. Anh T giải thích: “Vợ chồng tôi thà vất vả hơn chút còn hơn cảnh con nói đi học thêm nhưng không đến lớp mà trốn học đi chơi. Có biết bao trường hợp đã xảy ra như thế rồi. Khi con nói đi học thêm nhưng thực chất con đã bỏ lớp từ lâu, trong khi bố mẹ chẳng biết con đi đâu”
Hãy làm “vệ tinh” của con thay vì “trực thăng”
Có thể nói, tâm lý lo lắng cho con cái của bố mẹ là điều hết sức bình thường. Đặc biệt trong thời đại 4.0, khi sự xuất hiện của smartphone và mạng xã hội phổ biến với hầu hết mọi lứa tuổi. Các mối quan hệ của trẻ phức tạp hơn nên nỗi lo lắng của cha mẹ cũng dần tăng lên. Do đó, các bậc phụ huynh đã tăng cường giám sát con chặt chẽ hơn
Nhưng việc quản con như anh T hay cô chú tôi cũng chỉ là bất đắc dĩ. Anh T tâm sự: “Tôi cũng chẳng muốn ôm thêm việc, muốn con chủ động học hỏi các kỹ năng và tự lo được các công việc cơ bản cho bản thân. Nhưng lại lo lắng con bị bạn bè không tốt rủ rê lôi kéo nên đành vậy”
Sự phản tác dụng của việc tăng cường, quản lý con chặt chẽ có thể khiến con nghĩ bố mẹ không tin tưởng mình. Từ đó dẫn đến tâm lý tự ái, cho rằng bố mẹ nghĩ mình chỉ là con nít. Trẻ sẽ hình thành tâm lý phản kháng. Hoặc bí mật tạo dựng các mối quan hệ “ngầm” mà cha mẹ không hề hay biết. Đến khi có cơ hội, sự bức bối đó sẽ bùng phát. Trẻ dẫn đến mất kiểm soát và có thể gây ra những hệ quả khó lường.
Song song với việc giám sát con quá chặt, bố mẹ sẽ tạo nên sự ỷ lại, thụ động ở con. Con trẻ sẽ mất đi tính chủ động và ảnh hưởng không ít trong việc hình thành các kỹ năng sống.
Thậm chí việc quản con quá chặt tuy giúp con được an toàn, nhưng có thể xuất hiện hiện tượng “gà công nghiệp” thụ động kiểu “cái gì cũng hỏi mẹ thôi”...
Giải pháp giám sát con chuyên nghiệp - sử dụng thiết bị định vị
Làm thế nào để có thể vừa “mặc kệ” con, vừa giúp con xây dựng tính chủ động trong cuộc sống, hình thành các kỹ năng xã hội tốt khi đang ở tuổi dậy thì là vấn đề không hề dễ dàng. Lứa tuổi này con trẻ chưa ý thức được cạm bẫy và sự nguy hiểm trong các mối quan hệ. Bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn
Hãy trở thành những “người bạn” của con trên bàn ăn. Cùng con tâm sự về bạn bè, thầy cô hay các mối quan hệ của con với bạn bè. Qua những cuộc trò chuyện như thế, bố mẹ sẽ hiểu con nhiều hơn. Từ đó giúp con định hướng về các mối quan hệ tốt, mối quan hệ không tốt...
Bố mẹ cùng con giam gia hoạt động tập thể, hỏi con về bạn bè thầy cô ở lớp học. Như thế bố mẹ sẽ có thêm thông tin để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
Nếu không yên tâm khi cho con tự đi xe đến trường. Bố mẹ có thể sử dụng thiết bị định vị xe để cập nhật tình hình về con 24/24 trong ngày. Bố mẹ sẽ yên tâm hơn, không lo lắng khi cho con dùng xe nữa. Con trẻ được tự do phát triển, chúng sẽ tự tin và không phải xấu hổ với bạn bè.
Giải pháp trong thời đại nhiều cạm bẫy
Không bố mẹ nào có thể bên con, ôm khư khư con như ôm một đứa bé suốt đời. Với sự hỗ trợ của thiết bị định vị trẻ em siêu nhỏ gọn, dễ cầm và có thể giấu kín bí mật. Bố mẹ sẽ biết con mình đang ở đâu. Chúng có ổn không nhằm tránh lo lắng và suy diễn làm con khó chịu và phản kháng.
Cha mẹ không nên nâng niu, sốt sắng vì con quá mức, càng không nên “bỏ rơi” chúng. Hãy luôn nhớ, mọi hành động ở mức cực đoan sẽ không mang lại hiệu quả như ý. Điều mỗi người con cần là sự tin tưởng của bố mẹ. Bố mẹ làm đòn bẩy giúp con luôn cảm thấy được tôn trọng và yêu thương.
Phân phối thiết bị định vị GPS - Camera hành trình ô tô
Website: https://dinhvitoancau.net/
Nhận xét
Đăng nhận xét